Ngôi chùa Phật Tích ở Bắc Ninh còn gọi là chùa Vạn Phúc. Ngôi chùa này nằm ở sườn phía Nam của núi Phật Tích (còn gọi là núi Lạn Kha, Non Tiên) thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ở trong chùa có tượng đức Phật bằng đá từ thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được công nhận là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sau đây mình sẽ cung cấp cho các bạn những sự thật tại chùa Phật Tích ở Bắc Ninh, hãy theo dõi cùng mình nhé!
Những sự thật tại chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Lịch sử hình thành
Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích Bắc Ninh được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ 4 (năm 1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý nước ta.
Vào năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp bị đổ mới lộ ra ở trong đó có bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ở ngoài bằng vàng. Đến năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng đất Phật Tích và viết chữ “Phật” dài đến 5m, sai quân khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan là người có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.
Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã cho xây tại chùa cung Bảo Hoa và một thư viện lớn. Sau khi khánh thành, vua Trần Nhân Tông đã sáng tác ra tập thơ “Bảo Hoa dư bút” dày tới 8 quyển. Vua Trần Nghệ Tông đã lấy chùa Phật Tích Bắc Ninh làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sĩ).
Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy của đời vua Lê Hy Tông, năm 1686, chùa Phật Tích Bắc Ninh được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật rất cao và đổi tên là chùa Vạn Phúc tự. Người có công lớn trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am chính là đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi bà đã rời phủ Chúa và về tu ở chùa này. Bia đá còn ghi lại cảnh chùa lúc này thật huy hoàng. Đến đời vua Lê Hiển Tông (1740–1786) một yến hội lớn đã được mở ở đây.
Nhưng rồi sự thịnh vượng và vẻ huy hoàng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp đã bùng nổ và chùa bị tàn phá rất nhiều. Chùa đã bị quân đội của Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947.
Từ năm 1954 đến nay, chùa Phật Tích Bắc Ninh được khôi phục dần dần. Đến năm 1959, Bộ Văn hóa đã cho tái tạo lại ba gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A-di-đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử-văn hoá của Việt Nam.
Kiến trúc của chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Ba cấp nền chùa
Ngôi chùa chùa Phật Tích Bắc Ninh có kiến trúc của thời Lý theo kiểu nội nội công ngoại quốc, được thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi.
- Bậc nền thứ nhất là: sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, theo tương truyền nơi này xảy ra câu chuyện Từ Thức gặp tiên. Do tích này, mà trước đây chùa Phật Tích mở hội Hoa Mẫu Đơn hàng năm vào ngày mùng bốn tháng giêng để cho nhân dân xem hoa và các văn nhân thi sĩ bình thơ.
- Bậc nền thứ hai là: nơi có các kiến trúc cổ ngày nay không còn được thấy nữa. Khi đào xuống các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều di vật điêu khắc ở thời nhà Lý và nền móng của một ngôi tháp gạch hình vuông với mỗi cạnh dài 8,5 m.
- Nền thứ ba là: bậc nền cao nhất, có Long Trì là một cái ao hình chữ nhật và đã cạn nước.
Khu Bảo tháp
Sau sân nền chùa Phật Tích Bắc Ninh có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá chính là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn là được dựng vào thế kỷ 17.
Ngọn tháp lớn nhất đó là tháp Phổ Quang với chiều cao 5,10 m gồm đế, khám thờ và hai tầng diềm với mái mui luyện chóp tròn.
Điêu khắc đá
Nhiều tác phẩm điêu khắc từ thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho đến nay. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có 10 tượng thú được bằng đá cao 10m, bao gồm sư tử, tê giác, trâu, ngựa, voi mỗi loại hai con, nằm ở trên bệ hoa sen tạc liền bằng những khối đá lớn.
Quan trọng nhất đó chính là pho tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh ngồi thiền định ở trên tòa sen, cao 1,85 m. Trên bệ và trong những cánh sen gồm những hình rồng và hoa lá, đây là một nét đặc trưng của mỹ thuật thời Lý.
Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như là đá ốp tường, đấu kê…trên đó chạm khắc các hình Hộ Pháp, Kim Cương, các nhạc công, vũ nữ,…
Phong tục hàng năm của chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Hàng năm cứ vào ngày 4 tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống tại chùa Phật Tích Bắc Ninh để tưởng nhớ công lao của các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo nên chùa. Chùa Phật tích cũng là nơi được mọi mọi người cho là địa điểm mà Từ Thức gặp tiên nữ Giáng Hương trong một dịp đầu xuân lúc mọi người nô nức xem hoa mẫu đơn.
Di cốt của sư tổ của chùa Phật Tích ở Bắc Ninh
Năm 1988, Kẻ gian đã cạy cửa tháp Báo Nghiêm để tìm vàng và đồ cổ. Chúng đã vứt ra một vại sành ở trong đó có chứa di cốt người và những mảnh bó cốt có cấu tạo giống như là mảnh bồi của tượng nhà sư chùa Đậu. Đến bây giờ, các nhà khoa học đã xác định đó chính là di cốt của thiền sư Chuyết Chuyết người đã viên tịch tại chùa Phật Tích.
Với mong muốn là phục nguyên di hài thiền sư chùa Phật Tích Bắc Ninh, nhóm các nhà khoa học do PTS Nguyễn Lân Cường chỉ đạo đã áp dụng phương pháp Guerasimov để phục hồi mặt theo xương sọ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chúng ta phục nguyên thành công một pho tượng theo phương pháp Guerasimov kết hợp với sơn ta cổ truyền của dân tộc và pho tượng này được được đặt trong lồng kính chân không.
Kết luận
Ngôi chùa Phật Tích ở Bắc Ninh đích thực là nơi “Đất tổ của nhà Lý”- nơi lưu giữ những giá trị lịch sử đã có từ hàng ngàn năm trước. Và với những sự thật tại chùa Phật Tích Bắc Ninh phía trên mình mong nó có thể giúp các bạn chiêm nghiệm những giá trị cổ xưa mà cha ông ta đã để lại một cách chân thực nhất.