Home Blog Quy trình hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Quy trình hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

by Thanh Hà

Nắm rõ quy trình hoạch định nguồn nhân lực có thể góp phần giúp nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Chi tiết về các bước thực hiện hoạch định nguồn nhân lực, mời bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!

Nắm rõ quy trình hoạch định nguồn nhân lực giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Nguồn nhân lực là gì?

Nguồn nhân lực là thuật ngữ dùng để chỉ nhóm người tạo thành lực lượng lao động trong một tổ chức, lĩnh vực kinh doanh hay nền kinh tế. Cùng với nguồn nhân lực, vốn con người, con người, nhân lực, tài năng, lao động, nhân sự v.vv.. đôi khi cũng được dùng với ý nghĩa tương đương.

Hoạch định nguồn nhân lực là gì?

Hoạch định nguồn nhân lực được hiểu là quá trình dự đoán nhu cầu nhân sự, đưa ra chính sách/biện pháp/kế hoạch thực hiện để đảm bảo đáp ứng đầy đủ số lượng nhân sự cho doanh nghiệp với các kỹ năng, phẩm chất cần thiết, phù hợp với định hướng phát triển của tổ chức.

Hoạch định nguồn nhân lực không diễn ra độc lập mà có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động quản lý khác trong tổ chức như tuyển dụng, đào tạo – phát triển nhân sự, đánh giá – quản lý nhân sự, chế độ trả thù lao cho người lao động v.vv..

Đọc thêm  SEO trong Marketing quan trọng thế nào? Dịch vụ SEO chất lượng HaPo Digital

Hoạch định nguồn nhân lực không diễn ra độc lập

Quy trình hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Để xây dựng quy trình hoạch định nguồn nhân lực chính xác, đầy đủ và chuyên nghiệp nhất, nhà quản lý cần tuân thủ 05 bước sau:

Bước 01 – Đánh giá về nguồn nhân lực hiện tại

Ở bước đầu tiên, nhà quản lý phải đảm bảo nắm rõ một số vấn đề về nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp (cơ cấu nhân lực, tính phù hợp của cơ cấu nhân lực với tổ chức v.vv..). Từ đây, bạn có thể đưa ra những đánh giá cụ thể, khách quan về toàn bộ vị trí nhân sự trong công ty nhằm xác định ưu/nhược điểm của nguồn nhân lực thông qua các tiêu chí chủ chốt là:

  • Số lượng nhân viên đang làm việc tại công ty.
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự doanh nghiệp.
  • Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của từng nhân sự.
  • Thái độ lao động của mỗi cá nhân.

Nhà quản lý cần đánh giá nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp để hoạch định

Bước 02 – Ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực

Sau khi đã tiến hành đánh giá lại toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nhà quản lý cần nhận biết xem liệu rằng cơ cấu nhân sự như vậy đã đủ để đáp ứng các mục tiêu hoạt động cho tổ chức hay chưa, có cần tăng hay giảm nguồn nhân lực không, những bộ phận nào cần tăng và những bộ phận nào cần cắt giảm nhân sự v.vv..

Đọc thêm  Nhà Tốt – Chuyên t rang cho thuê phòng trọ uy tín, giá tốt

Từ đây, nhà quản lý sẽ đưa ra phương án điều chỉnh nguồn nhân lực sao cho phù hợp, đảm bảo sử dụng đúng người, đúng việc và tránh gây lãng phí, dư thừa lao động.

Bước 03 – Dự báo về nguồn nhân lực trong tương lai

Ở giai đoạn đưa ra các dự báo về nguồn nhân lực trong tương lai, nhà quản lý phải nắm rõ một số yêu cầu về nhân sự bao gồm:

  • Đâu là những vị trí còn thiếu nhân sự?
  • Nhân sự có thể đảm nhiệm những vị trí đó cần đáp ứng yêu cầu về trình độ học vấn, kỹ năng, chuyên môn v.vv.. như thế nào?
  • Doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm số lượng nhân sự là bao nhiêu?
  • Mục tiêu doanh nghiệp mong muốn đối với nguồn nhân lực trong tương lai là gì?
  • v.vv..

Dự báo là nguồn nhân lực tương lai là bước quan trọng trong quá trình hoạch định

Bước 04 – Lên kế hoạch thực hiện

Khi đã xác định được những yêu cầu về dự báo nguồn nhân lực trong tương lai cho doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ tiến hành vạch ra một số kế hoạch như:

  • Kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
  • Kế hoạch điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhân sự.
  • Kế hoạch thuyên chuyển/cắt giảm nhân sự.
  • v.vv..

Với mỗi kế hoạch, nhà quản lý lại cần đưa ra một mốc thời gian cụ thể để thực hiện và hoàn thành. Ngoài ra, tất cả những kế hoạch nói trên đều phải được triển khai cùng lúc nhằm đảm bảo hiệu quả ban đầu đề ra.

Đọc thêm  Top 10 trang web cho thuê nhà giá rẻ tại Bắc Ninh vô cùng tiện lợi

Bước 05 – Đánh giá kế hoạch thực hiện

Bước cuối cùng trong quy trình hoạch định nguồn nhân lực tại doanh nghiệp chính là đánh giá các kế hoạch thực hiện. Theo đó, việc tiến hành đánh giá sẽ dựa trên một số tiêu chí như sau:

  • Xác định kết quả đạt được từ các kế hoạch đã lập ra để đánh giá chính xác về nguồn nhân lực mới của doanh nghiệp.
  • Chỉ ra những điều còn sai lệch, thiếu sót trong quá trình triển khai kế hoạch so với mục tiêu mong muốn ban đầu để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hậu quả đó.
  • Tiến hành đề xuất các giải pháp để cải thiện, khắc phục sai lầm.

Không chỉ vậy, ở bước số 05, nhà quản lý còn cần phải đưa ra những hoạch định mới cho tương lai sau này của doanh nghiệp, đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn có sẵn nguồn nhân lực khi cần thiết.

Đánh giá kế hoạch là bước cuối cùng khi hoạch định nguồn nhân lực

Tổng kết

Hy vọng rằng thông qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu được khái niệm nguồn nhân lực là gì, những kiến thức cơ bản về hoạch định nguồn nhân lực cũng như quy trình hoạch định nguồn nhân lực cho doanh nghiệp chuẩn xác. Khi áp dụng thành công quy trình này, công tác tuyển dụng và quản lý nhân sự của doanh nghiệp chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment