Home Du Lịch Top những sự thật về Chùa Đậu Bắc Ninh có thể bạn chưa biết

Top những sự thật về Chùa Đậu Bắc Ninh có thể bạn chưa biết

by Thanh Hà

Nói đến Chùa Đậu Bắc Ninh người ta sẽ nghĩ ngay đến ngôi chùa nổi tiếng của Hà Tây, là nơi còn lưu giữ được hai xá lợi nguyên vẹn của hai vị thiền sư đáng kính Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường, nơi được ca tụng là danh lam đệ nhất trời Nam. Chùa Đậu nằm trên một gò đất cao ngay giữa cánh đồng làng Gia Phúc (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín) với cây cối xanh tốt và được bao bọc bởi những hồ nước xung quanh, phía sau chùa là sông Nhuệ nhẹ nhàng chảy qua, quả là nơi đắc địa.

Top những sự thật về Chùa Đậu Bắc Ninh

Lịch sử chùa đậu

Chùa Đậu Bắc Ninh thờ bà Đậu hay bà Pháp Vũ, là một trong bốn nữ thần ở tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Chùa được xây dựng từ thế kỷ thứ III và xây cất chỉnh chu vào thời Lý. Chùa Đậu được tu sửa theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật vào thời Lê (thế kỷ XVII – XVIII). Năm 1994, chùa vinh dự được xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A. Chùa còn được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận kỷ lục là ngôi chùa cổ có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và xác nhận có Quyển sách ghi lịch sử chùa bằng đồng cổ nhất Việt Nam năm 2007.

Top những sự thật về Chùa Đậu Bắc Ninh có thể bạn chưa biết

Hai thiền sư bất hoại ở chùa Đậu

Chùa Đậu còn nổi tiếng bởi là nơi lưu trữ hai pho tượng đặc biệt được tạo ra từ di hài của hai vị thiền sư trong chùa. Pho tượng cao 59cm, nặng 7kg, trong tư thế tạo hình hoàn toàn tự nhiên khi hai tay chắp trước bụng, hai chân bắt chéo, người thiền sư hơi cúi về phía trước. Trải qua gần bốn thế kỷ, pho tượng vẫn giữ được sự an nhiên siêu thoát, phảng phất một thoáng cười bất diệt.

Đọc thêm  Tới quận Hoàn Kiếm nên nghỉ chân tại khách sạn nào? 

Thiền sư Vũ Khắc Minh với pháp danh Đạo Chân, không biết năm sinh, chỉ biết ông viên tịch vào khoảng năm 1638. Thiền sư đã trụ trì tại chùa Đậu trong nhiều năm. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học cho thấy, chất bồi được sử dụng trên tượng bao gồm đất gò mối tơi mịn trộn lẫn với sơn sống và mùn cưa giã nhỏ, sau đó phủ một lớp sơn lên, bên ngoài dát những lá bạc mỏng. Phía ngoài cùng của tượng được phủ một lớp quang dầu mỏng. Kỹ thuật này gần giống như cách người xưa làm chất bồi ở mặt ngoài của hoành phi, câu đối.

Top những sự thật về Chùa Đậu Bắc Ninh có thể bạn chưa biết

Tín ngưỡng Phật giáo độc đáo

Theo PGS Trần Lâm Biền cho biết, hàm nghĩa của câu nói Quan Âm (hoặc Quán Thế Âm) là nghe tiếng kêu van của chúng sinh đau khổ để tới cứu vớt. Quan Âm được biết có thể hóa hiện thành muôn ngàn các thân hình khác nhau để có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh, nhằm cứu giúp mọi trường hợp khổ đau của chúng sinh. Với một pháp lực mạnh mẽ và quyền năng vô lượng vô biên, và thiên thủ thiên nhãn (ngàn tay ngàn mắt trong truyền thuyết), Người sẽ cứu độ hết thảy.

Kiến trúc chùa Đậu Thường Tín

Đến đời vua Lê Thần Tông (thế kỷ XVII), chùa Đậu được phong “Đệ nhất danh lam”. Các bậc vua chúa, vương tôn công tử cao quý họ Lê và họ Trịnh thường đến thăm và bỏ công, đóng góp của tu tạo chùa. Đến nay, chùa Đậu còn lưu giữ hệ thống di vật và những cấu kiện kiến trúc quý là hệ thống bia cổ, gạch thời Mạc cổ kính trang trí hình rồng, thú, cá hóa long và nhiều loại hoa lá… nổi bật với các mảng chạm gỗ tinh xảo nhấn mạnh phong cách mỹ thuật thời Lê Trung hưng.

Đọc thêm  Vé máy bay Tết 2024: Cách săn vé giá rẻ và lưu ý khi đi du lịch

Chùa Đậu Hà Nội ngày nay được tu sửa xây dựng với một quy mô lớn với kết cấu “nội công ngoại quốc”. Các hạng mục lớn tại chùa Đậu bao gồm: Tam quan, nhà tả vu – hữu vu, tiền đường rộng lớn, tam bảo, nhà tổ… Xung quanh chùa còn có một hồ nhân tạo rộng tầm 5 mẫu, ở giữa là một phương đình lớn có tạo hình giống đài hoa sen thơm ngát được bắc qua một chiếc cầu tre.

Ngày lễ chính của chùa Đậu

Chùa Đậu Bắc Ninh ở Thường Tín được xem là một trong những cổ tự mang hoi hướng những nét nghệ thuật của các vương triều xưa Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Bởi vậy, chùa luôn là nơi đón tiếp rất nhiều du khách gần xa và phật tử tới đây hành hương, tham quan vãn cảnh chùa và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa. Đến đây tâm lễ bái các vị chư Phật trong chùa cùng lòng hướng thiện đến cầu bình an, sức khỏe. Ngày lễ chính của chùa Đậu được tổ chức vào mùng 8, 9, 10 của tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Top những sự thật về Chùa Đậu Bắc Ninh có thể bạn chưa biết

Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh đã từng được tu bổ hai lần

Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh đã từng được tu bổ, đây là điều mà các nhà khoa học hiện đại phát hiện ra trong khi tiến hành phủ các lớp sơn lên tượng. Bên trong thếp vàng, còn lớp sau tiếp tục dùng bạc để thếp ra bên ngoài tượng. Đây là một trong những điều gây ngạc nhiên thú vị nhất, bởi xưa nay người ta vẫn chỉ biết đến rằng có pho trắng (tượng của thiền sư Vũ Khắc Trường) mới từng tu sửa sau trận lụt năm 1893.

Đọc thêm  Du lịch Bắc Ninh tết 2023 - Đặt vé máy bay tết giá rẻ tại Traveloka

Các di vật quý ở chùa Đậu

Ngoài những giá trị kiến trúc độc đáo, chùa Đậu còn bảo lưu được rất nhiều di vật quý như: 2 con chồn đá cổ ở thềm Tam Quan có từ niên hiệu thời Trần, đến nay đã có hơn 500 năm tuổi. Các phù điêu trạm hình tiên nữ sắc sảo, mình chim, những chàng trai lực lưỡng cưỡi rồng đánh hổ, các loại gạch đất nung quý có hoa văn thời Mạc, thời Lê, hai bộ sách đồng…

Không những vậy chùa còn hiện vật quý là đôi rồng đá thời Trần lâu đời ở bậc thềm nhà tiền đường. Đôi rồng cổ này đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia làm thêm một bản để trưng bày trong sân vườn bảo tàng ở Hà Nội.

Kết luận

Chùa Đậu Bắc Ninh được xem là một quần thể kiến trúc đặc biệt với ngôi chùa mang nhiều những nét đặc trưng của các vương triều theo dòng thời gian của lịch sử dân tộc Việt Nam. Chùa xứng đáng là điểm tiêu biểu trong hệ thống di tích lịch sử của nước ta, cũng là chốn hành lễ linh thiêng được người dân nhiều nơi đổ về lễ cầu đảo.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Leave a Comment